chiêu thức bán hàng hiện đại

chiêu thức bán hàng

chia sẻ

Hãy thay đổi - Để trở thành người bán hàng thành công

Bạn có biết yếu tố thành công của một người bán hàng giỏi là gì không? Họ có các kỹ năng tốt? Họ khéo léo, có khả năng thuyết phục, có kinh nghiệm, … Tất cả đều đúng nhưng một yếu tố mà bạn dường như quên hoặc chưa từng nhắc đến đó là hạnh phúc. Vâng chính nó. Thành công không nằm ở kỹ năng!
Hãy thay đổi - Để trở thành người bán hàng thành công

Chúng ta ai cũng muốn trở nên thành công hơn. Nhưng tất cả những gì chúng ta đọc để đi tìm chìa khóa dẫn đến thành công có vẻ như là chỉ có cách là làm việc thật nhiều. Nhưng có một phương pháp đã được khoa học chứng minh cho thấy thành công không nằm ở kỹ năng hay sự cần cù chăm chỉ, mà là hạnh phúc. Shawn Achor, tác giả của cuốn sách đang bán chạy “The Happiness Advantage” (tạm dịch: Cái lợi của hạnh phúc) đã chứng minh được điều đó. Những năm trải qua ở trường Harvard, ông chỉ nghiên cứu mỗi một thứ: Hạnh phúc.

Ông tìm hiểu tại sao mặc dù toàn đội ngũ bán hàng đều có doanh số bán thấp nhưng vẫn có 3-4 người có doanh số bán cao chót vót. Hoặc là khi nhìn vào một trường kinh tế xã hội ở Chicago, hệ số điểm đều ở dưới mức trung bình, nhưng vẫn có một số sinh viên có số điểm cao đáng chú ý.

Bằng cách nghiên cứu những trường hợp ngoại lệ này, Shawn đã phát hiện ra rằng con người có thể làm những thứ để khiến mình trở nên hạnh phúc hơn và một khi hạnh phúc hơn, sẽ khiến cho chúng ta trở nên thành công hơn. Nghiên cứu của Shawn đã đúc kết ra một số điều quan trọng:

1. Thành công không mang lại hạnh phúc, mà là ngược lại

Hãy thay đổi - Để trở thành người bán hàng thành công 2

Ai cũng nghĩ rằng một người sẽ cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được đề bạt lên vị trí cao hơn, hoặc khi được tăng lương… Thế nhưng, nghiên cứu của Shawn cho thấy điều đó không đúng. Một khi đạt được mục tiêu, họ chỉ cảm thấy hạnh phúc trong phút chốc và rồi sau đó sẽ chuyển sang một mục tiêu lớn khác. Trong khi đó, một người làm việc vì niềm vui, thì cuối cùng lại thành công hơn.

Công ty MET Life, sau khi nhìn thấy kết quả bất ngờ này trong số những nhân viên kinh doanh có tinh thần hạnh phúc, đã thực hiện một cuộc thử nghiệm: họ bắt đầu tuyển dụng nhân viên bán hàng dựa trên tinh thần lạc quan của người đó. Kết quả là nhóm lạc quan bán nhiều hơn nhóm bi quan tới 19% trong năm thứ nhất và hơn 57% trong năm thứ hai.

Tại sao lại như thế? Shawn cho biết đó là vì trí thông minh và trình độ chuyên môn chỉ dự đoán được 25% mức độ thành công trong công việc. 75% mức độ thành công còn lại dựa vào thái độ lạc quan, mối quan hệ xã hội và cách người đó cảm nhận vấn đề sức ép, căng thẳng như thế nào.

2. Xem các vấn đề nảy sinh như là thách thức, không phải mối đe dọa
Shawn đã làm một cuộc nghiên cứu các nhà điều hành ngân hàng ngay sau khi cuộc khủng hoảng ngân hàng nổ ra vào năm 2008. Hầu hết các nhà điều hành này đều bị căng thẳng dữ dội. Nhưng một số vẫn vui vẻ và kiên cường. Những nhà lãnh đạo này có điểm gì chung? Đó là bởi họ không xem vấn đề là các mối đe dọa mà xem đó là thách thức cần phải vượt qua.

Theo Shawn, không phải là vì những người này có khí chất khác biệt mà là do họ đã học được. Ông đã thực hiện một cuộc thử nghiệm: cho các nhà điều hành ngân hàng xem một đoạn video giải thích cách làm thế nào để xem căng thẳng, sức ép như một thách thức và kết quả là ông đã giúp biến những nhà điều hành đang rầu rĩ trở thành những người lạc quan và tích cực.

Shawn đã quan sát nhóm người này trong 3-6 tuần tiếp theo và thấy nếu khuyến khích họ xem căng thẳng như một thách thức mới lạ thì các triệu chứng liên quan đến căng thẳng giảm tới 23%. Không chỉ vậy, mức độ hạnh phúc của nhóm người này cũng tăng cao và quan trọng hơn là mức độ hăng say với công việc cũng tăng lên đáng kể.

3. Lượng công việc nhiều gấp 2 lần có nghĩa là bạn cần bạn bè nhiều như thế
Trong thời gian còn làm giám thị ở trường Harvard, Shawn đã giúp các sinh viên năm nhất thích ứng với môi trường cạnh tranh và căng thẳng. Nhiều sinh viên đã đối phó với lượng bài vở dày đặc bằng cách xem thư viện là nhà và thậm chí ăn uống ngay trên giường để tranh thủ thời gian học hành. Liệu các sinh viên này có học tốt hơn? Không hề, ngược lại, họ còn bị đuối sức. Một số không chịu nổi sức ép đã xin chuyển trường.

Shawn cho biết những sinh viên này đã vô tình cắt đứt đi nguồn sống quan trọng nhất: hạnh phúc. Đây là lý do khiến họ không chịu nổi sức ép trong môi trường đại học. Trong khi đó, những người vượt qua được sức ép lại là những người đã tăng được mức độ kết nối xã hội.

Điều này tương tự trong công việc. Theo ông, muốn xả stress, tăng hiệu quả làm việc, chỉ cần tăng mức độ kết nối xã hội. Tuy nhiên, không chỉ tìm kiếm các mối quan hệ xã hội mà điều quan trọng hơn là hãy mang điều đó đến cho những người khác, vì việc cho sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cả việc nhận. Từ sau nghiên cứu của ông với các sinh viên trường Harvard, Shawn đã đi tư vấn cho 1/3 số công ty trong danh sách Fortune 100 và cũng thấy mang lại hiệu quả tương tự. Đó là bởi vì hạnh phúc khiến cho sức ép công việc trở nên nhẹ nhàng hơn.

4. Gửi email “Cảm ơn” vào mỗi sáng

gửi email cảm ơn mỗi sáng

Bạn có thể cho rằng hạnh phúc chỉ đến khi giành được một hợp đồng lớn, hay đạt một thành tựu lớn lao gì đó. Thế nhưng, bạn đã sai. Nghiên cứu cho thấy những điều nhỏ nhặt lại quan trọng hơn thế.
Theo Shawn, để tìm cảm giác vui vẻ hạnh phúc, không ít người chọn đi nghỉ mát, nhưng thay vì thế, hãy làm những thứ nhỏ nhặt và thường xuyên để phát triển chúng thành thói quen giống như là đánh răng mỗi ngày vậy. Vì những thói quen này sẽ tạo cho bạn hạnh phúc lớn qua thời gian. Điều đơn giản nhất có thể làm ngay là bỏ ra chỉ 2 phút để viết một email nói lời cảm ơn hoặc khen ngợi một người nào đó.

TIN Xem thêm: TIN TỨC 24H MỚI NHẤT HÔM NAY

 “Chúng tôi đã làm điều này ở Facebook, US Foods cũng như ở Microsoft. Chúng tôi yêu cầu họ viết email ca ngợi hoặc cảm ơn một người mà họ biết và mỗi ngày lại viết cho mỗi người khác nhau trong 21 ngày liên tiếp. Điều mà chúng tôi khám phá ra là điều đó đã làm tăng mức độ kết nối xã hội của họ, vốn là nguồn mang lại hạnh phúc lớn nhất trong các tổ chức. Nó cũng cải thiện được tinh thần làm việc theo nhóm. Chúng tôi đã đo chỉ số IQ tổng cộng của các nhóm và cả số năm kinh nghiệm của nhóm nhưng cả hai chỉ số này đều bị bỏ xa bởi yếu tố kết nối xã hội”, - Shawn cho biết.

5. Sử dụng quy tắc 20 giây
Điều gì khiến bạn không muốn thực hiện các thay đổi mà bạn biết mình nên làm? Shawn cho rằng đó là yếu tố “năng lượng kích hoạt”, tức là phần năng lượng bạn cần lúc ban đầu để “tự nhấc mông mình ra khỏi ghế và đi vào phòng tập thể dục”.

Theo Shawn, hãy tạo ra thói quen mới: chỉ mất tối đa 20 giây là có thể khởi động một việc gì đó. Không chỉ áp dụng trong việc tập thể dục, nguyên tắc 20 giây này cũng có thể áp dụng vào cách bạn xử lý công việc hằng ngày. Một khi đã trở thành thói quen thì cách bạn xử lý mọi thứ cũng năng động và nhanh chóng hơn.

Còn chần chừ gì nữa, bạn hãy thay đổi suy nghĩ để trở thành người bán hàng thành công hơn nhé.

Chúc bạn bán hàng giỏi.

Nâng cao kỹ năng thuyết phục cho người bán hàng chuyên nghiệp

Trong tất cả các kỹ năng mềm người bán hàng chuyên nghiệp cần có thì kỹ năng thuyết phục rất quan trọng. Biết cách thuyết phục người khác, bạn không chỉ thuận lợi trong công việc, đạt được các mục tiêu mà còn có thể hóa giải các vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

kỹ năng thuyết phục của người bán hàng

Dù bạn đầy năng lực nhưng khi mọi người không lắng nghe bạn nghĩa là bạn sẽ nhanh chóng bị cô lập, sẽ trở thành kẻ bại trận, bị đào thải thậm chí phải tự “đào ngũ” bởi không chịu nổi áp lực.
Thuyết phục người khác là cả một nghệ thuật. Các bạn nên nắm rõ các nguyên tắc, phương pháp sau để thành công hơn trong quá trình thuyết phục khách hàng của mình.

      1- Về nguyên tắc:
  • Đừng chọc tổ ong: khi muốn thuyết phục ai đó, điều quan trọng là bạn không được “chọc tổ ong”, tức không được chỉ trích, lên án, phê phán ý tưởng, ý kiến của người khác. Vì khi bị công kích, mỗi người dễ có tâm lý “xù lông” lên để phản kháng, bất kể đúng sai.
  • Tùy cơ ứng biến: do mỗi người có tính cách, tình cảm, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên trong thuyết phục, phải tùy cơ ứng biến, không được sử dụng một công thức, một phương pháp chung cho tất cả.
  • Tác động lên suy nghĩ: Vì hành động bị quyết định bởi suy nghĩ - cảm xúc nên theo các nhà tâm lý, muốn thuyết phục thành công, mỗi người phải biết cách tác động lên suy nghĩ, cảm xúc của đối tượng.
                                                  Kynangbanhang.com.vn- ky nang thuyet phuc

         2- Về phương pháp: Có rất nhiều phương pháp để thuyết phục người khác nhưng chung quy, có 2 phương pháp chính.


  •  Đốt lửa: Đó là bạn phải biết khơi gợi, nhóm lên động lực, nhu cầu hành động để người khác tự nguyện nghe theo bạn.

Một cậu bé được bố yêu cầu phải sơn xong hàng rào trong buổi sáng. Cậu bé không thích công việc này và định sẽ nhờ người khác hỗ trợ. Nhưng khi cậu mở lời, không ai chịu giúp cậu cả.
Câu bé suy nghĩ và quyết định thay đổi chiến thuật. Khi thấy một người bạn khác từ xa đi lại, đang sơn rào trong trạng thái uể oải, cậu bé lập tức đẩy nhanh tốc độ, vẻ mặt say sưa, hào hứng. Người bạn kia thấy vậy ngạc nhiên. Cậu bé bảo, sơn rào thích lắm, tuyệt lắm. Thế là đứa bạn tò mò, muốn trải nghiệm thử và tình nguyện sơn rào cho cậu. Cậu bé áp dụng chiêu này với nhiều bạn khác và ai cũng tự nguyện làm giúp.
Tò mò, muốn trải nghiệm thử là một trong những đặc tính thuộc về nhu cầu phát triển bản thân, rất thường thấy nơi mỗi người.
Khi thuyết phục người khác dựa trên nhu cầu này, khả năng thành công thường cao. Ngoài ra, mỗi người đều còn có nhu cầu tự trọng nên trong thuyết phục, cần dựa trên cơ sở nhìn thấu những đóng góp của người khác, khen ngợi chân thành, ghi nhận, tôn vinh…người khác.
Tác động lên cảm xúc yêu thương của người khác cũng là một cách thuyết phục hiệu quả. Người khác có thể không thích điều ấy nhưng vì thương yêu bạn, nể phục bạn, quý trọng bạn… họ sẵn sàng nghe theo bạn.
Thực hiện theo số đông: Ai cũng muốn được sống trong cảm giác an toàn. Vì thế, nếu bỗng nhiên có ai đó la lên và bỏ chạy, đa số người xung quanh cũng sẽ nháo nhào chạy theo. Mọi người còn có tâm lý hành động theo số đông để tránh cảm giác bị cô lập, ghẻ lạnh.
Thuyết phục qua thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng là một cách. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, nếu họ không thích vật chất mà bạn dùng vật chất để lôi kéo thì không thành công. Rõ ràng, để thuyết phục thành công, phải căn cứ trên nhu cầu cụ thể của đối phương.
  • Truyền lửa: Đây là nghệ thuật thuyết phục bằng sự say mê của chính bạn. Bởi theo nguyên tắc lay lan tình cảm, khi bạn trình bày công việc, dự án với sự nhiệt huyết cao, người khác cũng dễ hào hứng theo bạn.

Mỗi người còn có thể thuyết phục người khác qua cơ chế ám thị, tức mặc nhiên áp đặt. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn tùy vào uy tín, sức hấp dẫn của người thuyết phục và niềm tin, thể trạng của người bị thuyết phục. Bởi trong tâm lý học, những người đang mệt mỏi dễ “đầu hàng” và người ta dễ đồng ý khi đứng trước những người có sức quyến rũ.
Kỹ năng thuyết phục còn có thể dựa vào các cụm từ vuốt đuôi. Chẳng hạn, khi muốn ai đó đồng ý, bạn đừng dùng từ “không” ở cuối câu. Thay vào đó, nên là “chứ”.
Bạn cũng có thể dùng lý lẽ để thuyết phục. Nhưng nguyên tắc của phương pháp này là nên thừa nhận lý lẽ của người khác trước và dựa trên lý lẽ của người khác để đưa ra những lập luận có lý. Ví dụ, nếu ông bố cho rằng con nên học sư phạm vì ngành sư phạm nhàn hạ, hợp với con gái. Người con có thể thuyết phục lại bằng cách chỉ ra, sư phạm tuy hợp với con gái nhưng tính con nóng nảy, không kiên nhẫn, không có kỹ năng truyền đạt thì khó dạy được học sinh.
Mỗi người cũng có thể quan sát các tín hiệu phi ngôn ngữ để thuyết phục người khác. Đơn cử, một nụ cười tươi, cái nhìn sâu vào mắt người khác, những tiếp xúc, đụng chạm như bắt tay, vỗ vai, chạm nhẹ bàn tay dễ khiến người khác mềm lòng và thành thật hơn. Ngược lại, nếu ai đó khoanh tay, gõ gõ, xoay bút hoặc làm một động tác thừa nào đó, nghĩa là câu chuyện của bạn đang tẻ nhạt, chưa đủ thuyết phục họ.
Nhưng trên hết, bạn cần thuyết phục bằng sự chân thành. Không có sự chân thành, mọi kỹ thuật, phương pháp đều vô nghĩa.
Xem thêm: Khóa học kỹ năng bán hàng

Làm thế nào để quảng cáo facebook thực sự hiệu quả

Bài viết dành cho các cá nhân doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội và sử dụng Facebook như một kênh marketing.

Làm thế nào để quảng cáo của bạn hiệu quả? Đây là câu hỏi luôn được đặt ra mỗi khi bạn set up một chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm của mình. Trên thực tế để quảng cáo Facebook hiệu quả thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng: Sản phẩm đủ khác biệt, ý tưởng và thực thi quảng cáo tốt, ngân sách phải đủ lớn và phần nhiều vẫn phụ thuộc vào cách bạn xây dựng Fanpage. Chung quy lại, quảng cáo của bạn có hiệu quả hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: Đối tượng- Thời điểm- Nội dung


 1, Đối tượng quảng cáo

Quảng cáo của bạn hướng tới đối tượng nào? Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế  giới. Riêng tại Việt Nam tính đến nay có hơn 23 triệu người sử dụng facebook. Điều này làm quảng cáo của bạn tiếp cận được với lượng người dùng khổng lồ song nó cũng có nhiều bất cập. Không phải tất cả người dùng đều là mục tiêu nhắm đến của quảng cáo, nếu sản phẩm của bạn là một khóa học dành cho các lãnh  đạo thì việc hướng tới người dùng là học sinh có đem lại hiệu quả hay không?
Nếu sản phẩm của bạn là xe ô tô thì việc nhắm tới sinh viên có hợp lý hay không? Chính vì vậy đối tượng mà quảng cáo hương tới là yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.

Đối tượng của quảng cáo còn tác động tới hiệu quả thông qua ngân sách quảng cáo
Ngân sách quảng cáo / quy mô thị thường = số lần người dùng nhận tin quảng cáo.

Ngân sách là cái luôn hạn chế nên hãy cố gắng thu hẹp nhóm người dùng riêng của bạn, bớt được càng nhiều người không có nhu cầu sản phẩm dịch vụ có nghĩa là chúng ta có thêm ngân sách để quảng cáo thêm lần thứ n cho nhóm người dùng của bạn hay thâm chị có thể dùng ngân sách đó để tăng ưu đãi cho người dùng, làm khác biệt sản phẩm của bạn.

Facebook cho phép bạn quảng cáo hướng đến đối tượng người dùng theo khu vực, tuổi tác, sở thích... tuy nhiên một số công cụ giúp bạn target sâu hơn như phần mềm Itarget, FMO..
Những cái chúng ta cần phải lưu ý khi tạo quảng cáo:

2. Thời điểm quảng cáo

Thời điểm chạy quảng cáo cũng không thể bỏ qua khi set-up chiến dịch của bạn. Khách hàng của bạn là dân văn phòng, công sở. Học thường check in facebook vào mỗi đầu h sàng và đầu h chiều, nếu bạn chạy quảng cáo vào giờ đó thì quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận được lượng người dùng lớn hơn
Nếu đối tượng của bạn là sinh viên- việc thiết lập thời điểm quảng cáo vào đầu giờ sáng/chiều lại thành bất hợp lý mà nên để thời gian vào buổi tối hoặc cuối tuần.

3. Nội dung quảng cáo

Nội dung quảng cáo( content) là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của chiến dịch quảng cáo
Khi xây dựng nội dung bạn cần lưu ý những điểm sau

+ Kêu gọi HÀNH ĐỘNG: trong ảnh và cả mô tả của Quảng cáo, càng gần từ đầu tiên người dùng sẽ đọc càng tốt. Ví dụ như: Theo bạn đâu là bí quyết hay nhất trong các bí quyết sau đây?




 Làm nổi bật lợi ích hàng hóa, sản phẩm, thông điệp bạn muốn truyền tải sao cho người dùng liên tưởng chỉ có bạn có thể làm điều đó. Hãy sử dụng VIẾT HOA để làm khác biệt.

 KISS (keep it simple stupid): nội dung thật đơn giản, hình ảnh bắt mắt và liên quan tới nội dung quảng cáo.
 Các nguyên tắc cần nhớ của hình ảnh: liên quan tới sản phẩm dịch vụ của bạn; màu sắc đồng đều tương phản tốt, bắt mắt kể cả khi nhìn ở kích thước nhỏ; kích cỡ phù hợp với loại quảng cáo.



 Title của quảng cáo phải hấp dẫn, cung cấp một giá trị nào đó khiến cho người ta tò mò hay hành động với tin quảng cáo. Title bài viết này có thể cho là 1 ví dụ vì có nhắc tới 1 con số giá trị. Lời khuyên của tôi là bạn nên đọc nhiều báo về ngành của bạn, ngoài ra thì đầu tư tìm hiểu về Copywriter.

Ý tưởng quảng cáo: concept về hình ảnh, sản phẩm, kết hợp với người nổi tiếng chẳng hạn cũng là một cách giúp cho quảng cáo hiêu quả.

 Nếu bạn giải quyết được cả 3 yếu tố trên thì sẽ trả lời được bài toán hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Chung quy lại, để giải quyết 3 vấn đề trên điều bạn cần là "thấu hiểu khách hàng"

Bạn có thể tham khảo thêm khóa học Kỹ năng bán hàng Online+ Offline

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Chiêu Thức Bán Hàng