chiêu thức bán hàng hiện đại

chiêu thức bán hàng

chia sẻ

Những điều thú vị nhất về tiền tệ trên thế giới.

 Những điều thú vị nhất về tiền tệ trên thế giới.

1. Đồng bạc có kích thước lớn nhất

Với kích thước lớn hơn cả 1 tờ giấy A4, đồng bạc có kích thước lớn nhất thế giới có mệnh giá 100.000 Peso do Chính phủ Philippines phát hành năm 1998. Được thiết kế nhằm kỷ niệm 1 thế kỷ ngày Philippines giành độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha, đồng bạc phiên bản giới hạn này chỉ được bán cho các nhà sưu tập. Giá bán cho các nhà sưu tập là 180.000 Peso, tương đương 3.700 USD/tờ.
2. Đồng bạc mệnh giá 1 triệu Bảng

Đồng bạc có mệnh giá lớn nhất mà Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) từng phát hành có mệnh giá 1 triệu Bảng vào năm 1948, trong thời gian tái thiết hậu chiến tranh theo kế hoạch Marshall. Đồng bạc này được thiết kế dành riêng cho Chính phủ Mỹ sử dụng. Vài tháng sau đó, việc phát hành chấm dứt, nên chỉ có rất ít đồng bạc này lọt vào tay tư nhân. Vào năm 2008, một trong những đồng bạc mệnh giá khổng lồ còn sót lại đã được bán đấu giá thành công với mức giá khoảng 120.000 USD.
3. Máy ATM đầu tiên trên thế giới

Máy ATM có lẽ là ý tưởng tuyệt vời nhất mà con người nghĩ ra khi ở trong bồn tắm kể từ thời Archimede. Khi đang tắm, John Shepherd-Barron đã phát minh ra chiếc máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên, cho dù vẫn còn những tranh cãi về bản quyền của ông đối với ít tưởng này. Shepherd-Barron sau đó đã đưa ý tưởng của ông lên ngân hàng Barclays của Anh và được chấp nhận ngay lập tức.
Vào năm 1967, chiếc máy ATM đầu tiên đã được lắp đặt London. Dẫu còn thô sơ so với những “hậu duệ” ATM ngày nay, nhưng có ưu điểm là không thu phí. Trong ảnh là một phụ nữ đang rút tiền từ máy ATM bên ngoài ngân hàng Westminster ở London vào ngày 19/1/1968.
4. Nguồn gốc của ký hiệu $

Không ai biết ký hiệu của đồng bạc xanh ($) từ đâu mà có, nhưng Cục In tiền của Mỹ có cách lý giải xem chừng rất hợp lý. Cơ quan này cho biết, ký hiệu $ ban đầu được sử dụng cho đồng Peso của Tây Ban Nha và Mexico, trông giống như chữ “P” viết lồng vào chữ “S”. Ký hiệu $ đã được sử dụng rộng rãi trước năm 1875, thời điểm đồng USD bằng giấy đầu tiên được phát hành. Nếu để ý, có thể thấy ký hiệu $ không hề xuất hiện trên đồng tiền của nước Mỹ.
5. Tiền mệnh giá càng nhỏ càng nhanh rách

Tất cả các đồng tiền giấy rốt cục rồi cũng rách nát. Những đồng càng có mệnh giá nhỏ lại càng được sử dụng nhiều, vòng đời càng ngắn hơn. Ước tính, đồng 1 USD chỉ tồn tại được trong 21 tháng, trong khi tờ 100 USD có thể sử dụng trong 7 năm. Trong khoảng thời gian đó, lạm phát có thể làm giá trị của đồng tiền “teo” đi. Đây có thể xem là lý do để mọi người tiêu tiền càng nhanh càng tốt!
6. Cảnh sát chống bạc giả của Mỹ

Sau cuộc Nội chiến (1861-1865), tiền giả lan tràn khắp nước Mỹ, với tỷ lệ bạc giả được cho là lên tới 1/3 số tờ bạc trong lưu thông, buộc Chính phủ phải hành động. Vào năm 1865, một bộ phận đặc biệt thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã được thành lập để chống nạn làm giả tiền. Cơ quan này vẫn tồn tại cho đến ngày nay, với cái tên Mật vụ Hoa Kỳ (USSS), mang nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của nước này.
Tổng thống Abraham Lincoln là người đã trao quyền chống bạc giả cho Mật vụ vào ngày 14/4/1865. Đến năm 1901, cơ quan này được Tổng thống William McKinley giao thêm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống. Năm 2002, Mật vụ Mỹ - cơ quan gồm 6.500 nhân viên - được chuyển vào một bộ mới thành lập là Bộ An ninh nội địa.
7. Người có chân dung được in nhiều nhất trên tiền

Từ Australia tới Trinidad và Tobago, chân dung của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị ngự trị trên đồng tiền của 33 quốc gia khác nhau - nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào. Canada là nước đầu tiên in chân dung của Nữ hoàng Elizabeth lên đồng tiền vào năm 1935, khi Nữ hoàng còn là công chúa lên 9 tuổi.
Theo thời gian, 26 chân dung khác nhau của Nữ hoàng Anh đã được sử dụng trên đồng Bảng Anh cũng như đồng tiền của các thuộc địa, lãnh địa và vùng lãnh thổ của nước này. Một số nước thích sử dụng chân dung của Nữ hoàng trong trang phục hoàng gia lộng lẫy, một số khác thích chân dung giản đơn. Nhiều nước “cập nhật” chân dung của Nữ hoàng theo độ tuổi, trong khi nhiều nước chỉ thích dùng chân dung của Nữ hoàng khi còn trẻ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn số tờ USD nằm trong lưu thông có dính một hàm lượng nhất định chất ma túy. Lý do là bọn buôn lậu ma túy thường dùng tay có dính thuốc để di chuyển tiền, nhiều con nghiện cũng sử dụng tiền để cuộn lại làm ống hít.
Tệ hơn, tiền còn được các nhà nghiên cứu chỉ ra là một ổ bệnh, với rất nhiều loại vi khuẩn và virus khác nhau, với số lượng thậm chí còn lớn hơn trong toilet của các hộ gia đình. Chẳng hạn, virus cúm được cho là có thể tồn tại trên tiền giấy tới 17 ngày. Đó là lý do vì sao người ta nên dùng thẻ nhiều hơn.
9. Tiền mệnh giá “siêu khủng” của Zimbabwe

Với tốc độ lạm phát lên tới 231 triệu%, giá một ổ bánh mì là 300 tỷ Đôla Zimbabwe, Chính phủ nước này đã phải phát hành tờ bạc mệnh giá 100 nghìn tỷ Đôla Zimbabwe vào đầu năm 2010. Đây là tờ bạc có mệnh giá lớn nhất trên thế giới từ trước tới nay.
10. Tờ tiền giấy đầu tiên

Tiền giấy được sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc, vào thời nhà Đường (618-907), ban đầu dưới dạng tờ bạc phát hành tư nhân. Đến thế kỷ thứ 17, tiền giấy mới bắt đầu được sử dụng tại châu Âu. Và thêm khoảng 1-2 thế kỷ nữa, tiền giấy mới được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Do tiền giấy được phát hành ồ ạt và gây lạm phát, Trung Quốc đã cấm tiền giấy hoàn toàn vào năm 1455 và nhiều thế kỷ sau đó mới sử dụng trở lại loại tiền này. Một sự thật mà ít người biết đến nữa là: Từ “cash” (“tiền mặt”) trong tiền Anh bắt nguồn từ từ “kai-yuan” dùng để chỉ loại tiền xu bằng đồng có đục lỗ ở giữa được sử dụng phổ biến vào thời nhà Đường.


Những điều chưa biết về đồng đô la mỹ.

       Những điều chưa biết về đồng đô la mỹ.
Đồng đô la mỹ (USD) là một đồng tiền có giá trị cao, được sử dụng để giao dịch, lưu thông trên thị trường toàn thế giới. Nhưng có một số ít điều nhiều người chưa biết về đồng tiền này, hãy cùng xem điều đó là gì.

1. Đồng xu được ngâm dung dịch hóa học trước khi đúc

Cũng giống như chân giò hay trứng ướp gia vị, đồng xu Mỹ được ngâm trước khi đem đi đúc. Tuy nhiên, không giống thức ăn, chúng được ngâm trong loại hỗn hợp dung dịch hóa học đặc biệt. Dung dịch này có tác dụng làm sạch và sáng bề mặt của đồng xu trống.



2. Hình kim tự tháp ở mặt sau đồng đô la biểu trưng cho sự phát triển của quốc gia

Nói về các biểu tượng và hình nghệ thuật trên đồng đôla Mỹ, nhiều thuyết ra đời. Một trong những thuyết này cho rằng, Hội tam điểm đã sử dụng những biểu tượng này để bí mật truyền tải thông điệp quyền lực. Tuy nhiên, trên thực tế, các biểu tượng này được giải thích hợp lý hơn. Vì các biểu tượng này được tạo ra từ khi nước Mỹ ra đời, nên có thể lý giải rằng, họ tin đất nước sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng. Những nhà sáng lập nước Mỹ có niềm tin vào người dân, và niềm tin này được chất chứa trong hình kim tự tháp trên tờ tiền đôla.


3. Cơ quan mật vụ Mỹ ban đầu được thành lập để chống nạn làm tiền giả

Nhiều người tin rằng, Cơ quan mật vụ Mỹ được thành lập để bảo vệ tổng thống. Cơ quan bí ẩn này được thành lập 2 tuần sau khi tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát. Tuy nhiên, thực tế là cơ quan này được thành lập để chống nạn tiền giả. Vào những năm 1800, mỗi bang của Mỹ đều có tiền tệ riêng, nên làm tiền giả là việc vô cùng béo bở và dễ dàng. Thời tổng thống Lincoln tại vị, một phần ba tiền tệ của Mỹ được cho là giả. Bởi vậy, Sở mật vụ Hoa Kỳ được thành lập.

4. Sản xuất một đồng 5 xu tốn kém hơn một đồng 10 xu

Ban đầu, tiền xu Mỹ được làm từ đồng. Khi giá đồng bắt đầu tăng, người ta chuyển sang dùng kẽm, sau đó lại chuyển sang niken. 10 năm trước, chi phí để sản xuất một đồng 5 xu là 11,2 cent, trong khi đó chi phí sản xuất một đồng 10 xu và 25 cent lần lượt là 5 cent và 11 cent.



5. Tiền cực bẩn

Theo nghiên cứu, mặt tiền giấy chứa trung bình khoảng 3.000 loại vi khuẩn, đa số các loại này là vô hại nhưng cũng có chứa vi khuẩn gây mụn và vi khuẩn miệng. Nguyên nhân là tiền được qua tay hàng nghìn người và truyền vi khuẩn khắp nơi. Vì vậy, bạn nên rửa tay sau khi chạm vào tiền.



6. Hình tổng thống còn sống không được in trên tiền

Khi Washington trở thành tổng thống Mỹ, người ta muốn đưa mặt ông lên tiền đôla. Tuy nhiên, ông từ chối và cho rằng, thật không hay khi in mặt một thống thống còn sống trên tiền. Ngày nay, luật Mỹ quy định rằng, các thổng thống phải qua đời 2 năm trước khi được cân nhắc in mặt lên tiền đôla.



7. Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất từng được sản xuất là 100.000 USD

Đồng tiền mệnh giá 100.000 USD được phát hành bởi Cục Khắc dấu và In ấn (BEP), nhưng chỉ dùng thay thế cho vàng trong giao dịch giữa các ngân hàng dự trữ liên bang. Tờ tiền mệnh giá lớn nhất trong lịch sử này được in trong khoảng thời gian ngắn, từ ngày 18/12/1934 tới 9/1/1935, với hình tổng thống Wilson ở mặt trước.



8. Vòng đời của một tờ đô la tùy thuộc vào mệnh giá của nó

Tùy thuộc vào nhu cầu đối với từng mệnh giá, vòng đời của một tờ tiền ngắn dài khác nhau. Đồng 1 USD được dùng khá thường xuyên, vì vậy, vòng đời của nó kéo dài khoảng 18 tháng trước khi ngừng lưu thông. Những tờ tiền mệnh giá 50 hay 100 USD thường được lưu thông khoảng 9 năm, bởi chúng không được dùng nhiều như những tờ mệnh giá 1, 10 hay 20 USD.



9. Tiền USD thực chất được làm từ linen và cotton

Chất liệu làm tiền đô la Mỹ gồm 25% linen và 75% cotton chứ không phải  bằng giấy như nhiều người lầm tưởng. Năm 2009, hơn 21.000 kiện bông được dùng để in tiền.



10. Đồng tiền bị làm giả nhiều nhất là 20 USD

Về mặt logic, nếu một người muốn làm tiền giả, họ sẽ làm giả những tờ có mệnh giá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế những tên làm giả cho rằng, chúng có thể thành công hơn với tờ 20 USD. Việc dùng một đồng 20 USD để mua vé xem phim sẽ ít bị nghi ngờ hơn việc dùng một đồng 100 USD. Trên thực tế, nhiều người thường mang các đồng 20 USD trong ví. Hiếm người ra đường với một ví đầy tờ 100 USD.


Ý nghĩa các hình ảnh được in trên đồng tiền Việt Nam.

Ý nghĩa các hình ảnh được in trên đồng tiền Việt Nam.
Tiền là một thứ rất quan trọng và cực kỳ quen thuộc đối với bất kỳ ai. Nếu không có tiền, chẳng thể làm được gì trong thời buổi bây giờ. Nhưng có khi nào bạn cầm tờ tiền trên tay và thắc mắc rằng hình ảnh trên tờ tiền bạn đang cầm là địa danh ở đâu hay có ý nghĩa gì không?
Tại Việt Nam, những đồng tiền giấy lại được in hình những địa danh nổi tiếng của đất nước.


Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). Ngôi chùa này từng sở hữu chiếc vạc lớn – một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).

Trên tờ 200 đồng là hình ảnh người nông dân đang lao động trên cánh đồng tại làng quê Việt Nam.


Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam. 

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.




Tờ 2000 đồng là hình ảnh các cô công nhân đang làm việc tại Nhà máy dệt Nam Định. Đây từng là nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương.


Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.




Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.



Bất cứ ai đến Hội An đều không thể không ghé qua Chùa Cầu (hay còn gọi là cầu Nhật Bản bởi trước đây cây cầu này do thương nhân Nhật góp tiền xây dựng từ thế kỷ XVII). Chùa Cầu được in trên tờ polyme mệnh giá 20.000 đồng.



Tờ 50.000 đồng có in hình Nghênh Lương Đình và Phu Văn Lâu, hai công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông Hương (Thừa Thiên - Huế) để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.




Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam được in trên tờ tiền 100.000 đồng. Công trình Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.



Trên tờ 200.000 đồng là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.



Tờ 500.000 đồng là hình ảnh ngôi nhà tranh 5 gian tại Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An. Đây là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Dịch vụ đổi tiền lẻ- công nhân cần.

                Dịch vụ đổi tiền lẻ- công nhân cần.
Lượng công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy của nước ta là rất lớn, hầu hết đều là người ở các vùng quê hoặc các tỉnh thành lân cận đến làm việc. Công việc của những người làm trong nhà máy thường cố định toàn thời gian 8 tiếng/1 ngày, dạo gần tết thường phải tăng ca nên ít thời gian chuẩn bị các công việc liên quan tới tết.hơn nữa, những người làm việc tại các công ty thường được trả lương thông qua thẻ ATM, nên việc chuẩn bị tiền mặt mệnh giá nhỏ khi tết đến để về quê lì xì là điều cực kỳ khó khăn bởi họ không có thời gian giờ hành chính ra ngân hàng đổi tiền, cũng như nguồn tiền tại các ngân hàng muốn đổi cũng khó.
Sáng 19-1, dọc theo Quốc lộ 1A, cổng các KCX Linh Trung, Sóng Thần… xuất hiện nhiều thanh niên trên tay cầm nhiều cọc tiền mới cứng với đủ mệnh giá từ 1.000 đến 10.000 đồng… chào mời.
Rất nhiều công nhân đi qua dừng lại và đổi tiền mới để đem về quê lì xì cho người thân trong dịp Tết.
Chị Mai Thu Thúy, quê Quảng Bình, công nhân KCX Linh Trung cầm sấp tiền mới loại 5 ngàn đồng vừa đổi được hào hứng khoe: Mấy ngày qua tìm tiền mới để về quê lì xì cho em, cháu nhưng không có. Giờ muốn đổi được 20 tờ tiền mới loại 5.000 đồng này phải mất phí 10.000 ngàn đồng.
Hay tại khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang) rất nhiều công nhân bày tỏ họ đi làm cả năm, muốn có tiền mới để mừng tuổi cho bố mẹ và con cháu ở quê, nhưng do công ty trả lương qua thẻ, mà hầu hết đi rút ATM vào dịp cận tết cũng khó khăn chứ đừng nói đến rút được tiền lẻ. Nếu không có tiền lẻ để về quê lì xì họ cũng ngại, bởi đâu phải ai cũng được mừng tuổi tiền chẵn, lương công nhân không nhiều.
Rõ ràng là nhà nước cấm đổi tiền lẻ, nhưng nhu cầu của người dân vẫn xuất hiện, việc cung cấp dịch vụ đổi tiền lẻ cho người lao động thuộc nhóm làm việc trong các khu công nghiệp này là cần thiết để giúp họ có mùa tết vui vẻ và đỡ gánh lo.

Tết có cần tiền lẻ mới?

Tết có cần tiền lẻ mới?
Mỗi một mùa xuân sang, không khí xuân đang về trên khắp các nẻo đường, nhà nhà đua nhau sắm sửa, trang hoàng thật đẹp để chào đón một năm mới tiễn một năm cũ, gạt bỏ những điều không may mắn đón chào những niềm vui niềm hạnh phúc mới.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, thường thì bố mẹ ông bà  sẽ chuẩn bị những phong bao lì xì trong đó có một chút tiền nhỏ để tặng cho những người con, người cháu của mình. Mỗi chiếc phong bao lì xì đó chứa đựng những mong muốn con trẻ sẽ ngoan ngoãn hơn, chăm chỉ và nghe lời hơn. Người trẻ, hay con cháu đi làm ăn xa hoặc đã trưởng thành lì xì bố mẹ ông bà với mong muốn ông bà bố mẹ có thật nhiều sức khỏe, sống lâu bên con cháu hơn. Mỗi chiếc phong bao lì xì trao đi là nhân thêm niềm vui và hạnh phúc.
Câu chuyện về tiền lẻ mừng tuổi tết tôi đã nghe và thấy nó xuất hiện rất nhiều trong thời gian cận kề tết thế này, người người lo sốt vó đổi tiền, người đi làm lo kiếm đủ vài triệu mừng tuổi, công ty phân công người đi đổi tiền mới để phát lương cho nhân viên, đến ngân hàng không đổi được tiền ….
Mới đây, theo chân người quen đi đổi tiền mới, tiền lẻ, tôi đã đến phố Đinh Lễ, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Tại đây, người ta chen nhau đổi tiền. Với các loại tiền mới mệnh giá nhỏ mà nhiều người chuộng để dùng đi lễ, chùa như: 500, 1.000, 2.000, 5.000 đồng, tỉ lệ đổi rất cao, dao động từ 20% đến 30% (100.000 đồng đổi được 70.000 - 80.000 đồng).
Các loại tiền mới mệnh giá trung bình, dùng để mừng tuổi như 10.000, 20.000, 50.000 thì giá đổi có phần nhẹ hơn, phổ biến dưới 20%. Người quen của tôi cho biết có năm tiền mới, tiền lẻ khan hiếm, tỉ lệ đổi còn bị các chủ dịch vụ “chém” tới 40%!
Tôi nhẩm tính với tỉ lệ đổi tiền cũ sang tiền mới, tiền lẻ chỉ 20% thì nếu muốn đổi khoảng 1 triệu đồng ra các tờ mệnh giá 10.000 đồng, người ta đã mất đứt 200.000 đồng. Nhiều người qua một cái Tết lì xì mừng tuổi, đi lễ chùa... hết 3-5 triệu đồng thì chi phí bỏ ra để đổi tiền mới, tiền lẻ là không hề nhỏ.
Theo tôi, chúng ta đâu nhất thiết phải cần đến tiền mới để mừng tuổi, đi lễ chùa? Điều quan trọng mà chúng ta gửi gắm ở những đồng tiền mà mình lì xì hay cúng chùa, dù cũ, là sự chân thành. Nếu chân thành, khi ta mừng tuổi với tiền cũ, tôi nghĩ chẳng người nhận nào lại chê trách. Nếu chân thành, khi ta lễ chùa với tiền cũ, chắc hẳn “Trời, Phật” cũng không nỡ quở phạt.
Hy vọng mọi người nên đơn giản hóa chuyện tiền mới trong năm mới để đỡ phải vất vả với chuyện lo đổi tiền mỗi khi Tết đến Xuân về, cũng như tiết kiệm được một khoản không nhỏ dành cho các việc chi tiêu có ích.


Chọn phong bao lì xì- độc từ cái nhìn đầu tiên.

 Chọn phong bao lì xì- độc từ cái nhìn đầu tiên.
Không những chú trọng đến số tiền lì xì, nhiều người còn muốn bạn bè người thân của mình nhận được những niềm vui từ những hình ảnh bao lì xì đầu tiên nhìn thấy. Thị trường bao lì xì tết vào dịp cuối năm thường rất sôi động, nhiều người muốn tìm mua bao lì xì không khó, nhưng độ độc và đẹp theo yêu cầu nhiều lúc phải đặt riêng. 

Theo xu hướng, các phong bao lì xì sẽ in hình theo năm của con giáp. Trong năm Đinh dậu này, bao lì xì có hình  con gà chắc chắn sẽ được nhiều người săn lùng.

Ngoài ra, đặc biệt với giới trẻ, tặng nhau phong bao lì xì sẽ rất ý nghĩa với những phong bao đẹp mà chất.

Nhận được phong bao lì xì mà có dòng chữ chúc “thoát ế” thế này nhiều người sẽ rất bất ngờ nếu vẫn còn FA.

Còn bao lì xì chúc mua hàng hiệu này chắc chỉ để dành cho các cô gái yêu Shopping là không còn lời chúc nào hay hơn nữa.

Bình tĩnh, tết đến rồi!! nhận lì xì thôi.

Hay những phong bao lì xì chứa các câu slogan chỉ cần đọc đã thấy vui như :


 Bao lì xì ngày nay vẫn chủ đạo là màu đỏ, nhưng qua sự sáng tạo của người trẻ nó trở nên độc đáo hơn bao giờ hết. chắc chắn rằng ai nhận được món quà đầu năm mới là các bao lì xì này sẽ cảm thấy vui vẻ trong cả mùa tết.

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Chiêu Thức Bán Hàng